Trang chủ / Tin tức / Tin tức chăm sóc tóc / Tại sao hói đầu? 9+ nguyên nhân gây hói có thể bạn chưa biết

Tại sao hói đầu? 9+ nguyên nhân gây hói có thể bạn chưa biết

Hói đầu xảy ra do nang tóc bị tác động bởi những yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể dẫn đến suy yếu, dễ rụng và khó có thể mọc mới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hói đầu có thể kể đến như: Gen di truyền, thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, căng thẳng,.. hoặc do các bệnh lý như nấm da đầu, bệnh tự miễn… 

Bạn có thể tham khảo cụ thể các nguyên nhân trong bảng sau:

Bảng nguyên nhân gây hói đầu

Nguyên nhân hói đầuDấu hiệuCách trị
Do di truyền
  • Xuất hiện sớm
  • Vùng hói có hình dạng rõ ràng như chữ M, O, U ở nam
  • Vùng hói lan rộng từ đỉnh đầu xuống ở nữ
  • Thuốc kích thích mọc tóc
  • Cấy tóc
  • Chiếu Laser
Do nội tiết tố
  • Hói đầu xảy ra kèm theo các biểu hiện về rối loạn nội tiết như nóng trong, dễ cáu giận, đổ mồ hôi, lên mụn…
  • Thuốc cân bằng nội tiết tố
  • Lối sống khỏe mạnh và tâm lý tích cực
Do căng thẳng stress
  • Xuất hiện đa phần ở người trẻ
  • Tóc rụng đột ngột kèm theo tâm lý căng thẳng, chán ăn, mệt mỏi, tụt cân…
  • Bình ổn tâm lý, cách ly nguyên nhân gây căng thẳng
Do tác dụng phụ của thuốc
  • Hói đầu xuất hiện đột ngột ngay sau khi sử dụng một số loại thuốc nhất định
  • Dừng thuốc thì tình trạng rụng tóc cũng dừng lại
  • Tóc sẽ tự mọc lại nếu ngưng dùng thuốc
Do hóa trị, xạ trị
  • Tóc dụng nhanh, trên toàn đầu sau 1-3 tuần từ khi hóa trị
  • Tóc sẽ tự mọc lại từ 4-6 tuần sau lần hóa trị cuối cùng
Do thiếu hụt dinh dưỡng
  • Tóc rụng dần và thưa thớt ở một số khu vực trên da đầu
  • Kèm theo sụt cân, da dẻ xấu, cơ thể mệt mỏi…
  • Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày
Do thói quen kéo tóc, uốn nhuộm, dùng hóa chất
  • Tóc yếu, xơ trong thời gian dài trước khi rụng
  • Hạn chế làm tóc, sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chứa hóa chất
  • Bổ sung dưỡng chất hồi phục tóc từ thiên nhiên
Do vấn đề về miễn dịch
  • Tóc rụng thành từng vùng nhỏ, tròn như đồng xu
  • Da chỗ hói nhẵn mịn
  • Điều trị bệnh lý
Do bệnh lý khác (nấm da đầu, viêm da đầu…)
  • Da đầu ngứa, châm chích, sưng đỏ…
  • Khám và điều trị bệnh lý

Trong bài viết này hãy cùng các chuyên gia về tóc của NEWHAIR tìm hiểu cụ thể từng nguyên nhân tại sao hói đầu, từ đó xác định đúng tình trạng của bản thân và có cách điều trị phù hợp.

1. Hói đầu nguyên nhân do di truyền

Di truyền là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hói, đặc biệt là ở nam giới. Gen hói di truyền từ các thế hệ trước kích thích khả năng da đầu hấp thụ hormone DHT. Từ đó dẫn đến nang tóc bị teo dần, tóc mới không thể mọc lên trong khi tóc cũ lại yếu dần và rụng nhiều.

>>> Tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây hói đầu này tại: Hói đầu di truyền từ ai? Di truyền như thế nào?

người đàn ông hói đầu chữ M
Vùng hói chữ M – Một trong những biểu hiện của hói đầu do nguyên nhân di truyền

Dấu hiệu nhận biết hói đầu nguyên nhân do di truyền

Ở nam giới biểu hiện của hói đầu do gen thường là rụng tóc theo hình dạng cụ thể (parttern baldness):

  • Hói ở trước trán (rụng tóc kiểu chữ M): Đường chân tóc rút dần ở hai bên thái dương tạo thành vùng hói chữ M.
  • Hói đỉnh đầu (rụng tóc hình chữ O): Tóc rụng từ đỉnh và lan dần ra xung quanh đầu tạo thành vùng hình chữ O.
  • Hói ở kết hợp (rụng tóc kiểu chữ U): Tóc vừa rút dần từ trán và đỉnh đầu tạo thành vùng hói chữ U.

Đối với nữ giới, tóc có xu hướng rụng nhiều trên toàn đầu, đặc biệt là từ đường rẽ ngôi.

Các kiểu hói đầu ở nam giới
Biểu hiện hói đầu do nguyên nhân di truyền gây ra

Cách xử trí hói đầu do nguyên nhân di truyền

Đối với nguyên nhân này, hiện nay có khó nhiều cách điều trị như cấy tóc, chiếu tiêu laser kích thích tóc mọc và sử dụng thuốc mọc tóc. Trong đó cách được đánh giá hiệu quả nhất là cấy tóc. Cấy tóc là phương pháp sử dụng bút cấy chuyên dụng với đường kính siêu nhỏ lấy trực tiếp nang tóc (đối với cấy tóc tự thân) hoặc sợi tóc sinh học (cấy tóc sinh học) cấy tỉ mỉ vào phần da đầu bị hói, che phủ đi khuyết điểm mái tóc.

2. Hói đầu nguyên nhân do thay đổi nội tiết tố – hormone

Hói đầu do nguyên nhân thay đổi nội tiết tố thường là kết quả của việc hormone DHT trong cơ thể hoạt động quá mạnh. Loại hormone này có thể khiến cho nang tóc bị teo lại, từ đó gây rụng tóc và khó mọc tóc con. Thông thường sự mất cân bằng hormone DHT sẽ xảy ra trong thời kỳ mãn kinh, mang thai, sau sinh… ở phụ nữ và thời kỳ mãn dục ở nam giới.

Dấu hiệu nhận biết hói đầu do vấn đề về hormone

Đối với nam giới, bạn có thể nhận biết hói đầu do nguyên nhân rối loại hormone khi tình trạng rụng tóc kèm theo các dấu hiệu:

  • Rối loạn khả năng sinh dục
  • Tâm trạng kém
  • Ít năng lượng
  • Cảm giác nóng và đỏ bừng mặt không rõ nguyên nhân
  • Đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân
  • Xuất hiện các vấn đề về da mà chủ yếu là mụn
Nam giới hói đầu do tuyến giáp
Hói đầu do nguyên nhân rối loạn hormone thường xuất hiện ở nam giới thời kỳ mãn dục

Phụ nữ hói đầu ở thời kỳ tiền mãn kinh sẽ gặp phải tình trạng tóc rụng nhiều tòa đầu kèm theo các dấu hiệu:

  • Tăng cân kéo dài hoặc khó giảm cân
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh
  • Huyết áp thay đổi thất thường
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Có các vấn đề về da như mụn, nám da, tàn nhang
  • Thường xuyên mắc các bệnh phụ khoa
  • Thường xuyên nóng trong người
da đầu thưa tóc do thay đổi hormone
rụng tóc, hói đầu do nguyên nhân thay đổi hormone

Cách xử trí hói đầu do nguyên nhân về nội tiết tố

Để cải thiện tình trạng hói đầu do nguyên nhân này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn khám, kiểm tra, đánh giá chính xác các rối loạn nội tiết tố để từ đó có hướng điều trị và bổ sung nội tiết tố hợp lý. Sau khi đã kiểm tra xác định được chính xác vấn đề đang xảy ra, tùy thuộc theo tình trạng nguyên nhân và mức độ rối loạn để điều trị theo hướng dùng thuốc hay không dùng thuốc.

>>> Hói đầu hormone liệu có dễ chữa khỏi hay không, tìm hiểu ngay tại bài viết Hói đầu chữa được không?

3. Hói đầu nguyên nhân do căng thẳng

Khi căng thẳng cao độ hoặc trong thời gian cơ thể sẽ tiết ra hợp chất Telogen effluvium khiến tóc rụng nhiều hơn bình thường. Hợp chất này sẽ rút ngắn chu kỳ phát triển của sợi tóc, đẩy nó đến giai đoạn “nghỉ ngơi” – giai đoạn không phát triển thêm và chỉ rụng đi. 

Hói đầu do nguyên nhân căng thằng thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Áp lực tinh thần quá lớn khiến nang tóc kém phát triển làm cho tóc yếu và rụng tóc mất kiểm soát gây ra hiện tượng hói đầu.

Hói đầu do căng thẳng ở nữ giới
Hói đầu do nguyên nhân căng thẳng, stress thường xảy ra ở nữ giới

Dấu hiệu nhận biết hói đầu do căng thẳng:

Hình thức tóc rụng do căng thẳng không khác biệt gì so với các nguyên nhân khác, vì vậy bạn nên dựa vào những dấu hiệu về tinh thần và thể chất khác để xác định chính xác:

  • Cảm giác mệt mỏi kéo dài
  • Giảm cân nhanh chóng
  • Mất ngủ
  • Ợ chua
  • Dễ nóng giận

Cách xử trí hói đầu do căng thẳng

Đối với nguyên nhân hói đầu này, bạn hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây căng thẳng. Áp dụng những phương pháp thiền, yoga hoặc thể thao để tinh thần trở nên thoải mái và vui vẻ hơn. Nếu sau khoảng thời gian 3 – 4 tháng sinh hoạt điều độ và tránh xa những áp lực nhưng vẫn gặp tình trạng rụng tóc, hói đầu thì bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

4. Hói đầu do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc khi sử dụng có thể kèm theo tác dụng phụ là rụng tóc, hói đầu như:

  • Thuốc làm loãng máu (chẳng hạn như thuốc có warfarin)
  • Thuốc Accutane dùng để điều trị mụn trứng cá
  • Thuốc chống trầm cảm (Prozac, Zoloft)
  • Thuốc chẹn beta điều trị tăng huyết áp
  • Thuốc giảm cholesterol (thuốc Lopid)

Biểu hiện hói đầu do tác dụng phụ của thuốc:

  • Tóc rụng nhanh và rõ rệt ngay sau khi sử dụng thuốc
  • Ngưng dùng thuốc tóc sẽ có xu hướng mọc lại dần theo thời gian

Cách xử trí hói đầu do tác dụng phụ của thuốc

Tương tự như hoá trị, bạn cần điều trị dứt điểm và hoàn toàn không sử dụng các loại thuốc trên mới có thể bắt đầu nuôi dưỡng và theo dõi tình trạng tóc. Một số trường hợp phải sử dụng thuốc lâu dài thì bạn có thể cân nhắc sử dụng các phương pháp chăm sóc và kích thích mọc tóc để hạn chế tốc độ rụng.

5. Nguyên nhân hói đầu do ảnh hưởng của xạ trị, hóa trị

Các thuốc xạ trị, hoá trị có mục đích là tiêu diệt các khối u đang phát triển, tuy nhiên, các tế bào lông tóc có cơ chế phân chia tế bào nhanh chóng, nên thuốc cũng phần nào tác động đến nang lông và gây tình trạng rụng tóc nghiêm trọng đối với bệnh nhân. Tình trạng này không chỉ khiến tóc rụng trên đầu mà các bộ phận khác của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, bao gồm cả lông mày và lông mi.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về khả năng tóc mọc lại sau hóa trị tại đây.

Hói đầu sau hóa trị
Thuốc hóa trị sẽ vô tình tiêu diệt các tế báo tóc, dẫn đến hói đầu

Cách xử trí hói đầu do xạ trị, hóa trị

Kể từ 4 – 6 tuần sau hóa trị tóc là thời điểm tác dụng của thuốc đã rút hết khỏi cơ thể, khi đó các nang tóc có thể phát triển và tóc mới sẽ mọc trở lại. Vì vậy nếu bị hói đầu do hóa trị bạn đừng nên quá lo lắng, đây chỉ là một tình trạng ngắn hạn mà thôi.

6. Nguyên nhân gây hói do thiếu hụt dinh dưỡng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hói đầu, thiếu hụt dinh dưỡng cũng là một trong số đó. Khi cơ thể thiếu chất, tóc không có đủ dinh dưỡng để phát triển, vì vậy dần trở nên yếu ớt và dễ gãy rụng hơn.

Thiếu chất chủ yếu do chế độ ăn không phù hợp làm hao hụt các vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ tóc từ bên trong để tránh khỏi tác động từ môi trường bên ngoài. Bốn loại dưỡng chất chính khiến tóc rụng bao gồm chất sắt, vitamin D, kẽm, Selen.

Cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng để nuôi tóc bóng khoẻ, tránh trường hợp bị hói đầu khi còn trẻ

Dấu hiệu nhận biết hói đầu do thiếu dinh dưỡng

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là mỗi khi tắm hoặc thức dậy sau giấc ngủ, bạn sẽ thấy một lượng tóc rụng nhiều hơn bình thường. Trung bình một người sẽ rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày (trong suốt 24 giờ), vì vậy việc rụng quá nhiều chỉ sau 1 hoạt động thì là vấn đề đáng lo lắng đấy. Dấu hiệu nhỏ khác có thể cho bạn biết cơ thể thiếu chất chính là tóc rối và xơ hơn theo thời gian, móng tay cứng và dễ gãy.

Cách xử trí hói đầu do thiếu dinh dưỡng

Cách xử trí đơn giản nhất là bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt nếu bạn đang trong thời kỳ giảm cân thì việc xây dựng một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng là điều đặc biệt quan trọng. Nếu bạn không xác định được loại dưỡng chất mà mình đang thiếu thì đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ. Sau khi bổ sung đủ chất, các nang tóc có thể cần một vài tháng để phát triển trở lại, vì vậy bạn đừng nên lo lắng.

7. Hói đầu do thói kéo tóc, uốn nhuộm và dùng hóa chất

Trong khi một nang tóc chỉ có khoảng 20 chu kỳ sống, các tác động như cột tóc quá chặt, thường xuyên sử dụng hóa chất, uốn nhuộm liên tục… đều có thể khiến nang tóc yếu đi và đi hết chu kỳ sống vốn có. Điều này đồng nghĩa với việc bạn càng tác động tiêu cực nhiều thì nguy cơ hói đầu càng cao.

Biểu hiện của hói đầu do kéo tóc, uốn nhuộm và dùng hóa chất:

  • Tóc mỏng, yếu và khô xơ rõ rệt sau nhiều lần tác động
  • Lâu dần tóc có biểu hiện rụng nhiều, tóc mới khó mọc lên

Cách xử trí hói đầu do nguyên nhân này

Bạn nên hạn chế tối đa việc tác động lực mạnh lên tóc, tránh hoàn toàn việc sử dụng hóa chất, uốn nhuộm… Đồng thời sử dụng các dưỡng chất để kích thích mọc tóc mới khỏe mạnh. Nếu sau một thời gian thay đổi thói quen sinh hoạt và chăm sóc tóc như vậy mà vẫn không có hiệu quả thì bạn nên đi khám, vì có thể vấn đề hói đầu của bạn do một nguyên nhân khác gây ra.

Tại sao hói đầu? Thói quen buộc chặt tóc, vuốt tóc
Tại sao hói đầu? Thói quen buộc chặt tóc, vuốt tóc hay kéo tóc quá mạnh khiến trục tóc trở nên yếu, dễ gãy rụng và dẫn đến hói đầu

8. Do vấn đề về miễn dịch

Bệnh tự miễn là một vấn đề về hệ miễn dịch, một trong những biểu hiện của nó là rụng tóc từng mảng. Khi mắc bệnh, các tế bào trong hệ thống miễn dịch sẽ bao quanh và tấn công các nang tóc, khiến tóc rụng nhiều. Bệnh tự miễn có thể gặp ở những người: 

  • Có người trong gia đình cũng mắc bệnh tự miễn
  • Người đang gặp phải các bệnh lý: bệnh bạch biến, hen suyễn, bệnh tuyến giáp, viêm da dị ứng…
  • Người đang điều trị ung thư bằng nivolumab

Dấu hiệu nhận biết hói đầu do vấn đề miễn dịch

Hói đầu từng mảng, các vùng rụng tóc sẽ có hình thù tròn như đồng xu. Tình trạng rụng tóc diễn ra nhanh khiến bạn có thể dễ dàng nhận thấy những vùng da nhẵn bóng vì không còn tóc. Các vị trí nơi tóc rụng từng mảng thường đi kèm với chảy dịch, nóng, đỏ.

Rụng tóc từng mảng
Rụng tóc từng mảng là một trong những nguyên nhân hói đầu

Cách xử trí hói đầu do nguyên nhân bệnh lý tự miễn:

Việc đầu tiên cần làm là đến ngay các việc chuyên môn để xét nghiệm tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hạn chế tối đa các di chứng khác trước khi hệ miễn dịch suy yếu hơn gây ảnh hưởng đến những cơ quan nội tạng. Sau khi điều trị dứt điểm bệnh, bạn cần nuôi dưỡng lại mái tóc và bắt đầu một thói quen sinh hoạt điều độ, khoa học nhất.

9. Do bệnh lý khác

Bên cạnh bệnh tự miễn thì còn có một số bệnh lý về da liễu hắc lào, nhiễm trùng, nhiễm nấm… cũng có thể là nguyên nhân gây hói đầu. Các bệnh lý này ảnh hưởng tiêu cực gây phá hủy vùng da đầu, khiến nang tóc không thể phát triển bình thường

Dấu hiệu nhận biết hói đầu do nguyên nhân bệnh lý

  • Xuất hiện một đốm nhỏ sau đó trở nên lớn hơn, gây ra các mảng da có vảy, hói
  • Da đầu ngứa, ửng đỏ ở các khu vực bị ảnh hưởng
  • Rỉ nước trên da đầu
  • Các mảng nấm giống như chiếc nhẫn, bên ngoài màu đỏ và bên trong của hình tròn phù hợp với màu da
Da đầu bị nấm, đỏ, lupus ban đỏ
Da đầu bị nấm, đỏ, lupus ban đỏ cũng là nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều gây hói đầu

Cách xử trí hói đầu do bệnh lý

Với trường hợp này, bạn cần điều trị các triệu chứng bệnh trước khi bước vào giai đoạn chữa hói đầu, rụng tóc. Bởi da đầu khi gặp bệnh về nấm, vảy sẽ rất nhạy cảm và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu bị nhiễm trùng. Sau khi điều trị dứt điểm bệnh, bạn cần nuôi dưỡng lại mái tóc và bắt đầu một thói quen sinh hoạt điều độ, sạch sẽ để mái tóc phát triển tốt nhất.

Một số nguyên nhân trên rất dễ phát hiện qua sinh hoạt hàng ngày cũng như để ý các bộ phận trên cơ thể như móng tay, móng chân, lông mi. Tuy nhiên, một số lại rất khó để nhận biết tại sao hói đầu như bệnh tự miễn, bệnh về da đầu…Vì vậy, để có phương pháp điều trị đúng và phù hợp nhất thì trước hết bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên môn cao để xác định đúng nguyên nhân gây hói đầu nhé!

Xem thêm: HÓI ĐỈNH ĐẦU NỮ | NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐƠN GIẢN NHẤT

Với 9+ nguyên nhân chính gây hói đầu thường gặp nhất tại nam và nữ mà chúng tôi đã đưa ra bên trên, hy vọng đã có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi vì sao hói đầu và hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây rụng tóc cũng như tình trạng hói đầu của mình. Bên cạnh đó, Viện cấy tóc New Hair có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm cùng với các công nghệ cấy tóc tiên tiến và hiện đại như cấy tế bào mầm tóc, cấy tóc tự thân,… giúp khách hàng có thể điều trị các nguyên nhân gây hói đầu một cách an toàn và hiệu quả.

ĐẶT LỊCH VỚI CHUYÊN GIA ĐẦU NGHÀNH

ĐĂNG KÝ NGAY

Hoặc gọi ngay


TIN LIÊN QUAN

TIN LIÊN QUAN