Trang chủ / Tin tức / Tin tức chăm sóc tóc / Rụng tóc hói đầu ở tuổi dậy thì – Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

Rụng tóc hói đầu ở tuổi dậy thì – Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

Rụng tóc hói đầu ở tuổi dậy thì là nỗi ám ảnh của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Tình trạng tóc rụng nhiều bất thường ở giai đoạn bắt đầu từ 10 tuổi và kết thúc trước tuổi 20 có thể do nhiều nguyên nhân như: Thay đổi nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng hay thói quen chăm sóc tóc chưa đúng cách. Tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc và cách khắc phục triệt để là điều cần thiết giúp giảm nguy cơ hói đầu hiệu quả.

1. Hói đầu ở tuổi dậy thì nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng hói đầu ở tuổi 20 đang rất phổ biến, đây là độ tuổi đang phát triển khiến cơ thể có nhiều thay đổi và tâm sinh lý cũng dần trở nên phức tạp. Điều đó khiến mái tóc cũng bị ảnh hưởng, gãy rụng, hói đầu,… làm cho các bạn trẻ thêm lo lắng. Hiện tượng rụng tóc dẫn đến hói đầu ở độ tuổi dậy thì, hói đầu sớm do nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể như sau:

1.1. Do rối loạn nội tiết tố

Hói đầu ở độ tuổi dậy thì có thể xảy ra ở cả nam và nữ
Hói đầu ở độ tuổi dậy thì có thể xảy ra ở cả nam và nữ

Nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở tuổi dậy thì là do rối loạn tiết tố. Hiện tượng rối loạn tiết tố không chỉ khiến giọng nói, cơ thể và làn da thay đổi mà còn khiến tóc trở nên yếu hơn dễ bị gãy rụng và không vào nếp.

1.2. Do di truyền

Nguyên nhân di truyền đa phần ảnh hưởng đến những bạn nam ở lứa tuổi dậy thì. Nếu gia đình có người bị hói đầu do di truyền thì bạn nam ở tuổi dậy thì cũng có nguy cơ rụng tóc hói đầu rất cao.

1.3. Do ảnh hưởng của các bệnh lý

Rụng tóc là những triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh lý da đầu như vảy nến da đầu, viêm da tiết bã nhờn hay nấm tóc, đầu nhiều gàu. Ngoài ra, một bộ phận nhỏ lứa tuổi dậy thì có thể bị rụng tóc do mắc bệnh tiểu đường và bệnh lý ở tuyến giáp.

1.4. Do lạm dụng hóa chất tạo kiểu

Ở lứa tuổi 20, khi các bạn trẻ có xu hướng thích nổi loạn đa phần thường xuyên tạo kiểu tóc, uốn nhuộm mà chưa lường trước được hậu quả mà nó mang lại. Đó là nguyên nhân góp phần gây hói đẩu tuổi 20, lứa tuổi còn quá trẻ và đang rất chú trọng về cái đẹp. Nếu sử dụng các loại thuốc nhuộm tóc kém chất lượng hay uốn ép thường xuyên sẽ khiến tóc yếu đi và da đầu dễ bị kích ứng, tổn thương nghiêm trọng do lượng hóa chất độc hại của sản phẩm còn tồn dư trên da đầu.

1.5. Do cơ thể thiếu máu

Thiếu máu là nguyên nhân khiến tóc không đủ dưỡng chất cần thiết để sinh trưởng và phát triển. Dấu hiệu thường thấy của tóc là tình trạng chẻ ngọn và gãy rụng nhiều. Ngoài ra, người thiếu máu tuổi dậy thì thường bị mệt mỏi, da dẻ xanh xao thiếu sức sống.

1.6. Do thói quen xấu ảnh hưởng đến tóc

Tết tóc chặt quá lâu ảnh hưởng đến nang tóc
Tết tóc chặt quá lâu ảnh hưởng đến nang tóc 

Cột tóc quá chặt là một trong số những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tóc thường gặp ở tuổi dậy thì. Điều này khiến chân tóc bị kéo căng về lâu dài khiến nang tóc uy yếu dẫn đến rụng tóc. Một số bạn gái thường có thói quen tết tóc, cuốn tóc nhiều vòng trên đầu hay cột tóc đuôi ngựa nên chú ý để đảm bảo sức khỏe cho mái tóc.

1.7. Thiếu hụt dinh dưỡng

Tuổi dậy thì cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất để đảm bảo nguồn năng lượng cho cơ thể phát triển, đặc biệt là mái tóc. Một số nhóm chất bị thiếu như sắt, protein và nhóm vitamin B, C sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng tóc gây hiện tượng gãy rụng thường xuyên.

1.8. Tâm lý căng thẳng kéo dài

Tuổi dậy thì là độ tuổi có nhiều áp lực từ các mối quan hệ và việc học hành nên vấn đề tâm lý căng thẳng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cần kiểm soát cảm xúc vì tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ dẫn tới rối loạn hormone và hậu quả tất yếu là tình trạng rụng tóc bất thường có nguy cơ hói đầu.

Bài viết liên quan: Phương pháp khắc phục tình trạng hói đầu ở người trẻ

2. Phân biệt hói đầu ở tuổi dậy thì với rụng tóc sinh lý

Rụng tóc ở tuổi dậy thì là hiện tượng rất bình thường. Rụng tóc chỉ coi là bất thường nếu lượng tóc rụng hàng ngày quá nhiều so với người bình thường cùng độ tuổi.

Rụng tóc sinh lý không đáng lo ngại
Rụng tóc sinh lý không đáng lo ngại\

2.1. Rụng tóc sinh lý

Rụng tóc sinh lý là hiện tượng rụng tóc tự nhiên không đáng lo ngại. Những sợi tóc rụng đi sẽ nhanh chóng mọc lên tóc mới. Trung bình rụng tóc sinh lý sẽ rụng khoảng 30-100 sợi và thường xảy ra ở cả nam và nữ.

2.2. Rụng tóc bệnh lý

Tóc rụng bất thường hơn 100 sợi mỗi ngày sẽ được coi là hiện tượng rụng tóc bệnh lý. Trường hợp này thường tóc đặc biệt dễ rụng, ngay cả khi bạn dùng tay vuốt tóc hay dùng lược chải đầu mỗi sáng ngủ dậy. Để kiểm tra tóc, bạn hãy mở rộng tay và vuốt tóc từ phần đỉnh đầu xuống, thực hiện khoảng 3 lần.

Nếu lượng tóc rụng nhiều chứng tỏ đây là hiện tượng rụng tóc bệnh lý. Bạn cần tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc và thăm khám tại cơ sở uy tín để tránh nguy cơ hói đầu ở tuổi dậy thì.

3. Khắc phục hói đầu ở tuổi dậy thì hiệu quả

3.1. Chữa rụng tóc với phương pháp ủ tóc tự nhiên

Dùng phương pháp ủ tóc tự nhiên là phương pháp cải thiện tình trạng rung tóc ở độ tuổi dậy thì được áp dụng phổ biến hiện nay. Đây là cách giúp bổ sung những vitamin và khoáng chất còn thiếu nuôi dưỡng tóc chắc khỏe từ bên ngoài.

Ủ tóc bằng bia và giấm táo

Bia và giấm táo có tác dụng sát khuẩn và làm sạch da đầu. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng có trong chúng còn giúp tóc bổ sung lượng silica dồi dào giúp kích thích các nang tóc phát triển.

>> Xem chi tiết: các phương pháp ủ tóc bằng bia

Có nhiều phương pháp ủ tóc thiên nhiên cung cấp dưỡng chất cho tóc từ bên ngoài
Có nhiều phương pháp ủ tóc thiên nhiên cung cấp dưỡng chất cho tóc từ bên ngoài

Ủ tóc bằng lòng trắng trứng và dầu oliu

Lòng trắng trứng giàu hàm lượng protein và các vitamin A, D, E giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc và hạn chế xơ rối. Dầu oliu bổ sung độ ẩm, chống oxy hóa hạn chế tình trạng gãy rụng của tóc ở độ tuổi dậy thì.

Ủ tóc bằng chuối và mật ong

Mặt nạ chuối và mật ong cấp ẩm cho da đầu và hàm lượng khoáng chất, vitamin hỗ trợ sự phát triển của tóc.

Đối với phương pháp ủ tóc từ thiên nhiên, bạn nên kiên trì sử dụng đều đặn khoảng 3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.

>> Xem thêm: Top 10 nguyên liệu tự nhiên kích thích mọc tóc

3.2. Sử dụng dầu gội, dầu dưỡng ngăn rụng tóc và kích thích tóc mọc

Sử dụng dầu gội, dầu dưỡng theo tư vấn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất
Sử dụng dầu gội, dầu dưỡng theo tư vấn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dầu gội đầu được quảng cáo có tác dụng kích thích mọc tóc. Tuy nhiên, mỗi chất tóc cần sử dụng một loại dầu gội, dầu dưỡng khác nhau để đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất.

Tóc khô cần dầu gội có thành phần dưỡng ẩm cao như dầu oliu, bơ giúp cung cấp độ ẩm và cung cấp dinh dưỡng cho mái tóc. Tóc dầu nên chọn dầu gội có tính chất dịu nhẹ có bổ sung các thành phần dưỡng tóc hoặc bạn có thể dùng dầu gội khô tiện dụng và hạn chế dầu cho tóc. Đối với những loại tóc yếu và hư tổn cần các loại dầu gội chuyên dụng giàu vitamin, khoáng chất để phục hồi tóc và kích thích nang tóc phát triển tốt hơn.

3.3. Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Để hạn chế rụng tóc ở độ tuổi dậy thì, tóc cần được nuôi dưỡng từ sâu bên trong với chế độ dinh dưỡng cân bằng. 

Chất lượng tóc sẽ cải thiện với chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chất lượng tóc sẽ cải thiện với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một số nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của tóc bạn cần bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày như:

  • Chất đạm:  Thành phần quan trọng giúp tóc chắc khỏe. Chất đạm có nhiều trong thịt gà, thịt bò, cá trứng, sữa và các loại hạt cũng là nguồn protein từ thực phẩm rất tốt cho mái tóc.
  • Sắt: Khoáng chất quan trọng liên quan đến sự phát triển của tóc. Thịt đỏ, thịt gà, cá là 3 loại thực phẩm cung cấp hàm lượng sắt dễ hấp thu cho cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các loại rau như rau chân vịt, bông cải xanh, súp lơ hay đậu lăng cũng chứa hàm lượng sắt dồi dào.
  • Vitamin C: Loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ sắt có nhiều trong các loại trái cây như ổi, cam, đu đủ, dâu tây…
  • Omega – 3: Chất béo quan trọng dưỡng ẩm cho mái tóc. Bạn có thể bổ sung loại axit béo này qua các bữa ăn hàng ngày với cá hồi, cá thu, hạt bí ngô, quả óc chó, bơ…
  • Vitamin A: Loại vitamin tạo chất nhờn từ những tuyến bã nhờn của lông tóc được coi là loại dầu xả tự nhiên giúp tóc khỏe mạnh. Vitamin A có nhiều trong những loại quả có màu cam như bí ngô, khoai lang, gấc, cà rốt…

Ngoài những loại vitamin, khoáng chất kể trên, bạn nên cung cấp độ ẩm cho tóc bằng cách uống đủ lượng nước mỗi ngày và có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cân bằng.

=> Tham khảo: ăn gì để tóc mọc nhanh và dày?

3.4. Dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ mọc tóc

Thực phẩm chức năng hỗ trợ rụng tóc trên thị trường có rất nhiều thương hiệu với những thành phần khác nhau. Ở độ tuổi dậy thì, sử dụng thực phẩm chức năng là vấn đề cần cân nhắc và có sự tư vấn từ bố mẹ và bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3.5. Điều trị rụng tóc lâu dài bằng công nghệ cao

Cấy tóc là giải pháp trị hói đầu được giới chuyên gia đánh giá cao
Cấy tóc là giải pháp trị hói đầu được giới chuyên gia đánh giá cao
  • Chiếu laser: thích hợp cho đối tượng rụng tóc do nội tiết. Thực hiện khoảng 2-3 lần một tuần đòi hỏi kiên trì và khá tốn kém.
  • Cấy tóc tự thân: Phương pháp cấy tóc mới nhất có nhiều ưu điểm với hiệu quả thẩm mỹ lâu dài, không để sẹo và tỷ lệ nang tóc mọc 95%. Phương pháp này nên sử dụng cho đối tượng từ 23 tuổi trở lên và rụng tóc diện rộng.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết: Có nên cấy tóc không?

New Hair là cơ sở cấy tóc tự thân uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại. Nếu bạn đang băn khoăn về hói đầu ở tuổi dậy, hói đầu ở tuổi 20 thì phải làm sao hãy liên hệ với chúng tôi để được cấy tóc hiệu quả bằng những công nghệ mới nhất.

ĐẶT LỊCH VỚI CHUYÊN GIA ĐẦU NGHÀNH

ĐĂNG KÝ NGAY

Hoặc gọi ngay


TIN LIÊN QUAN

TIN LIÊN QUAN