Trang chủ / Tin tức / Tin tức chăm sóc tóc / Quá trình hói đầu diễn ra như thế nào? Biểu hiện của từng giai đoạn

Quá trình hói đầu diễn ra như thế nào? Biểu hiện của từng giai đoạn

Quá trình hói đầu diễn ra như thế nào là thắc mắc của không ít người. Việc nắm bắt được quy trình hói sẽ giúp người bệnh hiểu về các biểu hiện cũng như cách điều trị cụ thể đối với từng giai đoạn. Cụ thể 7 giai đoạn hói đầu từ đơn giản đến phức tạp sẽ được trình bày dưới đây.

1. Biểu hiện của từng giai đoạn trong quá trình hói đầu

Thang điểm Norwood (hoặc thang điểm Hamilton-Norwood) có lẽ là phương tiện giúp cho bạn hiểu rõ nhất về quá trình hói đầu diễn ra như thế nào. Bởi vì đây là hệ thống phân loại hàng đầu nhằm đo mức độ hói đầu ở nam giới phổ biến hiện nay. 

7 giai đoạn trong quá trình hói đầu theo thang đo của Norwood
7 giai đoạn trong quá trình hói đầu theo thang đo của Norwood 
Giai đoạnBiểu hiện cụ thể
Giai đoạn 1Hiện tượng rụng tóc hay tụt chân tóc không rõ ràng, không đáng kể. Không thể nhận biết hói đầu.
Giai đoạn 2Chân tóc trưởng thành ở vị trí thái dương có dấu hiệu tụt nhẹ. 
Giai đoạn 3Dấu hiệu hói đầu bắt đầu xuất hiện: Hai bên thái dương chân tóc lõm sâu vào. Các vị trí lõm này thường trơn láng hoặc phủ lớp lông thưa. Còn chân tóc thì vẫn bị tụt như giai đoạn 2. Đỉnh điểm, vị trí đỉnh da đầu bị rụng tóc đáng kể. 
Giai đoạn 4Chân tóc bị suy thoái nghiêm trọng. Phần đỉnh đầu tóc thưa thớt hoặc thậm chí là không có tóc. Lúc này, hai khu vực tóc rụng ngăn cách bởi dải tóc nối với khu vực tóc còn lại ở vị trí hai bên da đầu. 
Giai đoạn 5Tóc ở hai khu vực rụng trở nên nghiêm trọng hơn, lan rộng. Dải tóc ở giữa bị thu hẹp một cách đáng kể, tóc thưa thớt hơn. 
Giai đoạn 6Dải tóc ngang đỉnh đầu ngăn cách giữa hai khu vực tóc rụng thưa đi rất nhiều, thậm chí là không còn tóc.
Giai đoạn 7Chỉ còn một dải tóc rất mỏng ở vị trí quanh hai bên đầu.

Giai đoạn 1: Chân tóc vẫn ổn định

Biểu hiện cụ thể: 

Đây là giai đoạn các nang tóc và da đầu vẫn ở trạng thái ổn định, có thể duy trì được đến suốt cuộc đời:

  • Không có sự xuất hiện của sự suy thoái ở tóc.
  • Chân tóc không bị tụt vào (hoặc có tụt nhưng tụt không đáng kể).
  • Khu vực xung quanh đỉnh tóc không có tóc rụng xuống. 
Giai đoạn 1 của hói đầu
Giai đoạn 1 của hói đầu

Cách điều trị: Giai đoạn 1 chưa có các dấu hiệu hói đầu nên chưa cần các biện pháp điều trị. Tuy nhiên bạn hoàn toàn không nên chủ quan, cần lưu ý chăm sóc tóc đúng cách. Đi kèm đó, hãy ăn uống lành mạnh và khoa học hơn, không sử dụng chất kích thích, hạn chế các hoạt động uốn, duỗi, nhuộm,… lên tóc để bảo vệ tóc. 

Giai đoạn 2: Chân tóc thái dương bắt đầu tụt xuống

Biểu hiện cụ thể: 

Đây là giai đoạn cho những dấu hiệu hói đầu bắt đầu xuất hiện. Cần phải chú ý kỹ mới có thể nhận thấy những thay đổi của chân tóc: 

  • Chân tóc hơi tụt xuống ở vị trí thái dương và tóc mai. 
  • Chân tóc tạo thành một góc dốc về phía sau khi nhìn nghiêng. 
  • Xuất hiện vùng lõm hình tam giác. 
  • Tóc có thể bị rụng một ít ở khu vực trung tâm.
  • Không có hiện tượng rụng tóc ở khu vực đỉnh đầu. 
Giai đoạn 2 của hói đầu
Giai đoạn 2 của hói đầu

Cách điều trị:  

  • Sử dụng các loại thực phẩm chức năng, thuốc uống nhằm giảm tốc độ rụng tóc, giúp nang tóc khỏe mạnh và kích thích mọc tóc . 
  • Sử dụng một số cách dân gian như gội đầu bằng bồ kết, vỏ bưởi, hay sử dụng dầu dừa,… để cải thiện tóc và da đầu.
  • Ăn uống lành mạnh, tránh căng thẳng quá độ…

Giai đoạn 3: Chân tóc tụt ở thái dương và trán

Biểu hiện cụ thể: 

Bước sang giai đoạn 3, hói đầu thường tiến triển rất nhanh, các dấu hiệu dần rõ ràng hơn: 

  • Dấu hiệu hói đầu rõ ràng hơn nhiều. 
  • Chân tóc vẫn giống như giai đoạn 2.
  • Rụng tóc rõ ràng thấy được ở khu vực thái dương và trán. 
  • Hai bên thái dương lõm sâu vào theo hình M, V hoặc U.
  • Đỉnh da đầu rụng tóc một cách đáng kể. 
  • Khu vực tóc bị rụng sẽ hói hoàn toàn hoặc chỉ còn một lớp lông mỏng.
Giai đoạn 3 của hói đầu
Giai đoạn 3 của hói đầu

Cách điều trị

  • Sử dụng các loại thuốc trị rụng tóc như Minoxidil và Finasteride có thể giúp bạn làm chậm hoặc ngăn ngừa rụng tóc. 
  • Nếu tóc rụng nhiều, bạn có thể tham khảo phương pháp cấy tóc tự thân để khắc phục tình trạng hói đầu. 

Giai đoạn 4: Tóc bắt đầu rụng nhiều

Biểu hiện cụ thể: 

Bước sang giai đoạn 4, các biểu hiện rất rõ nét, có thể nhận thấy thông qua việc quan sát hàng ngày. 

  • Chân tóc bị tụt xuống nhiều hơn.
  • Chân tóc bắt đầu bị suy thoái trầm trọng, di chuyển về phía sau.
  • Khu vực đỉnh đầu hói thấy rõ (hoặc chỉ còn lớp lông thưa thớt).
  • Chỉ còn một dải tóc ở giữa hai khu vực ngăn cách chân tóc phía trước và phần đỉnh da đầu. 
Giai đoạn 4 của hói đầu
Giai đoạn 4 của hói đầu

Cách điều trị

  • Minoxidil và Finasteride vẫn là các loại thuốc thường được sử dụng ở giai đoạn này.
  • Bệnh nhân có thể kết hợp cải thiện bằng chế độ ăn uống nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế. 
  • Lựa chọn cấy tóc tự thân (FUE, FUT và HAT) – phương pháp cấy tóc hiệu quả, an toàn, độ tương thích cao trong trường hợp tóc rụng nhiều. 

Giai đoạn 5: Rụng tóc móng ngựa (hình chữ U)

Biểu hiện cụ thể: 

Bước sang giai đoạn 5, các vùng hói dần lan rộng hơn và rất khó kiểm soát: 

  • Khu vực rụng ở hai bên của dải tóc dần phát triển lớn hơn so với giai đoạn 4.
  • Dải tóc ở giữa ngăn cách phần trán với khu vực tóc phía sau mỏng hơn và bắt đầu có sự phân tách ở giữa.
  • Rụng tóc ở khu vực đỉnh và thái dương nhiều hơn hẳn.
  • Tóc có hình chữ “U” rõ rệt khi nhìn từ trên xuống.
Giai đoạn 5 của hói đầu
Giai đoạn 5 của hói đầu

Cách điều trị

Giai đoạn này đã bắt đầu nghiêm trọng, việc can thiệp bằng các biện pháp tự nhiên, cải thiện ăn uống, thực phẩm chức năng… không còn phù hợp. Cấy ghép tóc tự thân cần được diễn ra một cách nhanh chóng, bởi nếu như để lâu thì bạn sẽ không còn nang tóc khỏe mạnh để hiến cho vùng bị hói nữa. 

Giai đoạn 6: Hói đầu phía sau và hai bên đầu

Biểu hiện cụ thể: 

Giai đoạn thứ 5 chuyển sang 6 không có quá nhiều sự khác biệt, điểm nhận thấy rõ rệt nhất là diện tích hói trên đỉnh đầu dần lan rộng. 

  • Tóc rụng nhiều hơn so với giai đoạn 5.
  • Hói đầu lan rộng ra nhiều hơn, cụ thể là ở trán và đỉnh đầu.
  • Dải ngăn cách hai vùng hói gần như không còn nữa hoặc mất hẳn.
Giai đoạn 6 của hói đầu
Giai đoạn 6 của hói đầu

Cách điều trị: Giai đoạn 6 là giai đoạn thực sự nghiêm trọng, lúc này tóc còn lại rất ít. Lúc này, việc sử dụng phương pháp cấy tóc tự thân cũng gần như không thể vì không còn đủ nang tóc khỏe mạnh để cấy. Bạn có thể đi khám và tìm lời khuyên từ các chuyên gia, kết hợp với nhiều biện pháp khác như thuốc uống kích thích mọc tóc và tiếp tục chăm sóc sức khỏe từ bên trong. 

Giai đoạn 7: Tóc lưa thưa hoặc hói hoàn toàn

Biểu hiện cụ thể: 

Thông thường, hói đầu hoàn toàn sẽ mất từ 5 – 15 năm tùy chế độ chăm sóc, mức độ tiến triển của từng người. Một số dấu hiệu của giai đoạn này bao gồm: 

  • Đỉnh đầu hoàn toàn bị hói
  • Chỉ còn tóc ở hai bên và phía sau.
  • Chỉ còn một vòng tóc mỏng bao bọc bên ngoài đầu. Bản thân khu vực tóc này cũng rất yếu và thưa thớt. 
Giai đoạn 7 của hói đầu
Giai đoạn 7 của hói đầu

Cách điều trị: Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất và khó chữa trị nhất, dù sử dụng phương pháp cấy tóc tự thân, bởi vì bạn không còn tóc để hiến cho khu vực hói nữa. Lúc này, việc điều trị chủ yếu vẫn là sử dụng thuốc và cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt. Hãy tìm đến các chuyên gia để có lời khuyên hữu ích nhất. 

2. Phát hiện sớm và đúng tình trạng hói đầu bằng cách nào? 

Việc xác định sớm tình trạng hói đầu là cực kỳ quan trọng để có phương án điều trị chính xác, hạn chế tối đa tình trạng hói nặng không thể cải thiện. Hiện nay, các bác sĩ có thể áp dụng những biện pháp chẩn đoán sau: 

  • Kiểm tra kéo tóc: Bác sĩ sẽ nắm 1 nhúm tóc (khoảng 40 sợi, lưu ý là ở các phần khác nhau của da đầu), sau đó tiến hành kéo nhẹ. Nếu có hơn 6 sợi rơi ra chứng tỏ các nang tóc đang yếu, bạn có nguy cơ bị hói đầu. Với cách khác, bác sĩ cũng sẽ giữ sợi tóc ở 2 phía ngọn và gốc, sau đó kéo sợi tóc kiểm tra độ giòn, độ dễ gãy. 
  • Tiến hành sinh thiết: Sinh thiết là biện pháp được sử dụng khi bác sĩ cảm thấy rụng tóc xảy ra không chỉ do 1 nguyên nhân. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị có kích thước và hình dạng giống như một chiếc bút chì, dùng thiết bị này đưa vào da đầu để lấy mẫu mô. Việc tiến hành sinh thiết giúp xác định nguyên nhân rụng tóc rõ ràng hơn. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp phân biệt tình trạng rụng tóc từng mảng, sẹo,…
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cũng là một phương pháp phổ biến được sử dụng giúp phát hiện tình trạng rụng tóc, hói đầu. Cụ thể, phương pháp này sử dụng khi bác sĩ nghi ngờ rụng tóc do bệnh lý. Bác sĩ sẽ lấy máu để xét nghiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề do thiếu sắt, vitamin, khoáng chất hay nội tiết tố không cân bằng,… 

Trên đây là thông tin về quy trình hói đầu diễn ra như thế nào. Cùng với đó là phương pháp giúp nhận biết hói đầu đang ở giai đoạn nào đối với mọi đối tượng. Hy vọng thông tin trên đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về tình trạng mình đang mắc phải. Chúc các bạn sẽ có mái tóc khỏe mạnh, dày đẹp và ưng ý.

ĐẶT LỊCH VỚI CHUYÊN GIA ĐẦU NGHÀNH

ĐĂNG KÝ NGAY

Hoặc gọi ngay


TIN LIÊN QUAN

TIN LIÊN QUAN